Tổng quan Giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính có thể được miêu tả là "giáo dục tình dục," có nghĩa nó gồm việc giáo dục về mọi khía cạnh của hoạt động tình dục, gồm cả thông tin về kế hoạch hoá gia đình, sinh sản (khả năng sinh sản, tránh thai và sự phát triển của phôi thaithai nhi, tới sinh đẻ), cộng thêm thông tin về mọi khía cạnh đời sống tình dục của một cá nhân gồm: hình ảnh thân thể, khuynh hướng tình dục, cảm xúc tình dục, các giá trị, đưa ra quyết định, thông tin, hẹn hò, các quan hệ, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) và làm sao để tránh chúng, và các biện pháp kiểm soát sinh sản.

Giáo dục giới tính có thể được dạy một cách không chính thức, như khi một ai đó nhận được thông tin từ một cuộc trò chuyện với cha mẹ, bạn bè, người lãnh đạo tôn giáo, hay qua truyền thông. Nó cũng có thể được truyền dạy qua các tác gia với các tác phẩm về giới tính, chuyên mục báo chí, hay qua các trang web về giáo dục giới tính. Giáo dục giới tính chính thức diễn ra khi các trường học hay người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thực hiện điều này.

Thỉnh thoảng giáo dục giới tính chính thức được dạy như một chương trình đầy đủ như một phần của chương trình học tại các trường trung học hay trung học cơ sở. Ở những trường hợp khác nó chỉ là một bài học bên trong một lớp học rộng hơn về sinh học, sức khoẻ, kinh tế gia đình, hay giáo dục thể chất. Một số trường không dạy giáo dục giới tính, bởi nó vẫn là một vấn đề gây tranh cãi ở một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ (đặc biệt về vấn đề độ tuổi trẻ em cần nhận được sự giáo dục như vậy, số lượng chi tiết liên quan, và các chủ đề về khuynh hướng tình dục loài người, ví dụ như cách thực hiện tình dục an toàn, thủ dâm, tình dục trước hôn nhân, và đạo đức tình dục).

Năm 1936, Wilhelm Reich bình luận rằng việc giáo dục giới tính ở thời kỳ ông là một trò lừa bịp, tập trung vào sinh học trong khi che đậy sự kích thích khêu gợi, là cái mà một cá nhân tới tuổi dậy thì quan tâm nhất. Reich thêm rằng việc này khiến ông cảm thấy mơ hồ về cái mà ông tin là một nguyên tắc cơ bản tâm lý học: rằng mọi lo lắng và khó khăn bắt nguồn từ các xung lực tình dục không được thoả mãn.[1]

Khi giáo dục giới tính còn đang được tiếp tục tranh cãi, các điểm gây mâu thuẫn nhiều nhất là liệu việc đề cập tới cảm xúc giới tính trẻ em là tốt hay không; việc sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh sản như bao cao suthuốc tránh thai hormone; và tác động của việc sử dụng chúng trên việc mang thai ngoài hôn nhân, mang thai vị thành niên, và việc truyền nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sự ủng hộ ngày càng tăng cho giáo dục giới tính kiêng khem hoàn toàn của một số nhóm bảo thủ từng là một trong những lý lẽ chính của cuộc tranh cãi này. Các quốc gia có thái độ bảo thủ với giáo dục giới tính (gồm cả Hoa Kỳ và Anh Quốc) có tỷ lệ truyền nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai vị thành niên cao hơn.[2]

Sự xuất hiện của AIDS đã mang lại một ý nghĩa khẩn cấp mới cho chủ đề giáo dục giới tính. Tại nhiều quốc gia châu Phi, nơi AIDS đã trở thành bệnh dịch (xem HIV/AIDS tại châu Phi), giáo dục giới tính được hầu hết các nhà khoa học coi là một chiến lược sống còn về sức khoẻ cộng đồng. Một số tổ chức quốc tế như Planned Parenthood coi các chương trình giáo dục giới tính ở diện rộng có lợi ích toàn cầu, như kiểm soát nguy cơ quá tải dân số và tăng cường nữ quyền (xem thêm quyền sinh sản).

Theo SIECUS, Hội đồng Thông tin và Giáo dục Giới tính Hoa Kỳ, 93% người lớn được họ khảo sát ủng hộ giáo dục giới tính ở trường trung học phổ thông và 84% ủng hộ nó tại các trường trung học cơ sở.[3] Trên thực tế, 88% cha mẹ học sinh các trường trung học phổ thông và 80% cha mẹ học sinh các trường trung học phổ thông tin rằng giáo dục giới tính trong trường học khiến họ cảm thấy dễ dàng hơn khi trò chuyện với con mình về tình dục.[4] Thêm vào đó, 92% thiếu niên cho biết họ muốn trao đổi với bố mẹ về tình dục và được giáo dục giới tính toàn diện trong trường học.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giáo dục giới tính http://www.sexualityandu.ca/teachers/tools-9.aspx http://bmj.bmjjournals.com/cgi/content/full/324/73... http://www.boston.com/news/nation/articles/2007/04... http://sexperienceuk.channel4.com/teen-sex-survey http://www.chinadevelopmentbrief.com/node/57 http://www.cnn.com/2007/EDUCATION/04/13/abstinence... http://www.google.com/url?sa=t&ct=res&cd=8&url=htt... http://www.ibnlive.com/news/sex-education-on-hold-... http://www.learn4good.com/great_universities/unive... http://www.lovebugmedia.com/ask/ask.html